Rêu than bùn ( peatmoss) được nhập khẩu về thị trường Việt Nam trong những năm gần đây và được các nhà vườn sử dụng nhiều trong trồng cây. Nếu là người yêu làm vườn, có thể bạn sẽ bắt gặp những thông tin tham khảo về rêu than bùn một cách thường xuyên.
Rêu than bùn có giá trị thiết thực trong việc ươm hạt giống, cải tạo đất và là chất trồng hữu ích cho các loại cây kiểng lá, hoa kiểng, rau,...Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về loại giá thể này.
Những điều cần biết về Peatmoss
1. Sự hình thành của peatmoss
Than bùn là kết quả của hiện tượng phân giải không hoàn toàn xác thực vật nằm dưới đáy đầm lầy qua hàng thế kỷ. Rêu than bùn hình thành trong điều kiện ẩm, không có không khí. Than bùn có thể hình thành từ nhiều vật liệu hữu cơ khác nhau như rễ cây, lá cây,... nhưng một lượng lớn than bùn được cấu thành bởi rêu Sphagnum vì thế nên mới xuất hiện tên gọi rêu than bùn. Vì là loại vật liệu thân thiện với môi trường và có cấu trúc dạng sợi đàn hồi mỏng nên rêu than bùn đã từng được ứng dụng trong y tế, sản xuất khăn ăn, tả lót, sản phẩm vệ sinh phụ nữ, đèn bấc,...
2. Các loại than bùn peatmoss
Để phân loại than bùn peatmoss, thông thường người ta sẽ dựa vào sự khác nhau giữa các tầng màu sắc. Dưới đây là 3 loại than bùn phổ biến nhất và các chỉ số của chúng.
-
Than bùn loại 1: Là than có màu đen sậm, độ mịn qua sàng 3,5mm và hàm lượng hữu cơ từ 30% – 35%. Đây là loại than có hàm lượng hữu cơ cao nhất trong các loại than.
-
Than bùn loại 2: Có màu đen nhạt lẫn nâu, độ mịn tương tự than loại 1 nhưng chỉ có hàm lượng hữu cơ từ 17% – 25%.
-
Than bùn loại 3: Than có màu nâu đen, độ mịn thấp (qua sàng 5,5mm) và có hàm lượng hữu cơ nhỏ hơn 16%
Ưu điểm của peatmoss trong làm vườn
Peatmoss vốn dĩ không còn quá xa lạ với người làm vườn trong việc chăm sóc cây trồng. Rêu than bùn có nhiều ưu điểm và mang lại lợi ích cho việc cải thiện năng suất của cây trồng.
Đặc tính nổi trội của rêu than bùn là có khả năng hút nước cao, giữ ẩm tốt, vật liệu vô trùng, ít bị nén chặt và phù hợp với các loại cây có tính axit. Những ưu điểm vượt trội của rêu than bùn Peatmoss mà bạn cần biết là:
1. Khả năng thấm hút nước cao
Rêu than bùn là chất trồng có khả năng thấm hút cao, theo những người làm vườn có kinh nghiệm, rêu than bùn giữ nước tốt hơn nhiều so với các loại đất khác. Peatmoss có khả năng giữ nước từ 15-26 lần thể tích khô.
Vì thế, Peatmoss phù hợp để phối trộn cùng các giá thể khác để trồng các loại cây ưa ẩm. Điều cần lưu ý là vì khả năng giữ nước của rêu than bùn rất cao nên bạn cần lưu ý lượng nước và tần suất tưới cây để tránh tình trạng cây bị úng rễ.
2. Giá thể sạch sẽ, vô trùng
Rêu than bùn cung cấp cho cây môi trường sống lý tưởng để cây sống tốt. Bản chất rêu than bùn luôn sạch sẽ, vô trùng nên không chứa bất kỳ hóa chất độc hại hay mầm bệnh nào đe dọa đến cây trồng của bạn.
Chính vì thế, peatmoss được phối trộn cùng các giá thể khác, tạo nên môi trường lý tưởng cho các cây mềm, nhỏ, dễ bị tổn thương. Hơn nữa, khi sử dụng rêu than bùn là chất trồng cho cây, nó sẽ giải quyết vấn đề đau đầu của bạn mỗi khi dọn dẹp. Nếu là đất thịt, bạn sẽ khó rửa trôi đi đất. Ngược lại, rêu than bùn có độ tơi nhất định, bạn dễ dàng quét dọn hoặc rửa sạch chậu cây đã dùng với peatmoss.
3. Tơi xốp, ngăn chặn sự nén chặt
Rêu than bùn tuy thấm hút nước tốt nhưng lại có ưu điểm lớn là không bị vón cục như đất thịt. Thông thường, đất thịt dễ gặp tình trạng vón cục, nén chặt khi tưới nước. Việc đó khiến bít tắc rễ cây, giảm khả năng hấp thụ nước và không phải là môi trường tốt cho bất kỳ loại cây nào phát triển.
Rêu than bùn được phối trộn vào đất hoặc các giá thể khác vì nó dễ dàng tái ngậm nước, giảm tần suất tưới cây và ngăn cản sự nén chặt của đất trong nhiều năm. Bên cạnh đó, việc trộn rêu than bùn vào đất thịt sẽ giúp rễ dễ dàng hấp thụ nước, chất dinh dưỡng để nhanh chóng phát triển.
4. Trọng lượng nhẹ, dễ dàng tái sử dụng
Rêu than bùn có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với đất thịt thông thường. Bên cạnh đó, rêu than bùn có thể sử dụng trong nhiều năm và dễ dàng tái sử dụng ủ phân bón cho cây trồng. Khi rêu than bùn được dùng để ủ phân compost, chúng hạn chế mùi hôi của quá trình phân hủy các chất trong đó.
Mặt hạn chế của peatmoss trong làm vườn
Dù sở hữu những tính năng vượt trội trong nông nghiệp, peatmoss vẫn có một số mặt hạn chế nhất định. Nắm được các ưu điểm lẫn nhược điểm của rêu than bùn sẽ giúp bạn dễ dàng phối trộn, sử dụng hợp lý cho các loại cây khác nhau.
1. Rêu than bùn không chứa chất dinh dưỡng
Rêu than bùn peatmoss không chứa chất dinh dưỡng cho cây. Để cây có thể lớn khỏe, bạn cần phối trộn với các giá thể khác và bón phân cho cây trong mỗi giai đoạn cây phát triển. Tuy nhiên, vì rêu than bùn có cấu trúc xốp nên chúng có khả năng lưu giữ lại các chất dinh dưỡng, hạn chế chất dinh dưỡng bị nước cuốn trôi.
Các chất dinh dưỡng sẽ được giữ trong hệ thống lỗ xốp của peatmoss và được hòa tan chậm, thải ra từ từ, nhờ vậy cây mới có thể sử dụng hết các chất dinh dưỡng trong thời gian phát triển.
2. Rêu than bùn có tính axit
rong rêu than bùn có tính axit nhẹ nên sẽ rất phù hợp với các loại cây có tính axit như: dâu tây, bông cải, việt quất, hoa trà, ớt xanh... Tuy nhiên, rêu than bùn sẽ không phải là giá thể lý tưởng cho các loại cây trồng có tính kiềm.
Công dụng của peatmoss trong làm vườn
Trong làm vườn, rêu than bùn thường được phối trộn cùng các giá thể khác để tạo nên chất trồng phù hợp cho cây. Một số các công dụng chính của peatmoss trong làm vườn là:
1. Gieo hạt, giâm cành
Vì sở hữu khả năng ngậm nước, giữ ẩm cao nên rêu than bùn phù hợp cho việc ươm hạt giống. Như các bạn đã biết, hạt giống cần môi trường đủ ẩm để chúng có thể tách hạt và nảy mầm và rêu than bùn có đủ tiêu chuẩn để cây phát triển. Mặt khác, rêu than bùn rất sạch sẽ nên nó có khả năng ngăn chặn nấm mốc, nguồn bệnh cho cây nhỏ.
2. Cải tạo đất
Peatmoss thật sự là loại vật liệu có khả năng cải tạo đất tuyệt vời dù là môi trường khắc nghiệt nhất. Với đất thịt, đất sét, phối trộn rêu than bùn vào giúp cải tạo khả năng vón cục, làm mềm cấu trúc đất và giúp đất tơi xốp, rễ cây dễ dàng thở hơn. Đối với đất cát, rêu than bùn sẽ giúp đất giữ độ ẩm nhất định.
3. Phối trộn thành hỗn hợp giá thể trồng cây
Peatmoss có thể phối hợp cùng các giá thể khác như đá Perlite, xơ dừa, Vermiculite,... để tạo thành chất trồng cho cây. Việc chia tỉ lệ các thành phần sẽ khác nhau vì mỗi loại cây trồng đều cần môi trường sống khác nhau. Người trồng cây cần tìm hiểu rõ đặc tính của cây trước khi phối trộn giá thể trồng cây cùng với Peatmoss.
Bảo An Green - Địa chỉ cung cấp rêu than bùn cao cấp
Peatmoss là giá thể trồng cây được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp. Công ty TNHH TMDV XNK Quốc tế Bảo An ( Bảo An Green) là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp rêu than bùn Peatman cao cấp tại Việt Nam.
Với hơn 5 năm hoạt động và phát triển, công ty chúng tôi đã từng bước vươn lên và trở thành một trong những đơn vị sản xuất, cung cấp giá thể, đá khoáng đứng đầu khu vực miền Nam.
Các dòng sản phẩm đều được Bảo An Green kiểm duyệt nghiêm ngặt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu nhằm cung ứng nhu cầu cho khách hàng trên thị trường hiện tại và những thị trường tiềm năng khó tính nhất.