Ứng dụng Nông nghiệp - Chăn nuôi

Lọc nước bể cá cảnh với đá bọt Pumice

Bài viết sau đây, Bảo An Green sẽ giải thích về sự cần thiết của việc đưa đá đá bọt Pumice vào môi trường bể cá cảnh. Trước tiên, hãy tìm hiều môi trường nước và đặc tính của các bể cá cảnh để các bạn có thể nuôi cá cảnh trong nhà hiệu quả hơn.

MÔI TRƯỜNG NƯỚC & ĐẶC TÍNH CỦA BẾ CÁ CẢNH BIỂN

1. Môi trường nước ảnh hưởng đến môi trường sống của cá trong bể cá cảnh biển

Là một loài thủy sản, cá cảnh sống cần sống trong một môi trường nước sạch, nhiều khí oxy để chúng thích nghi, phát huy những màu sắc sặc sỡ, thoải mái tung tăng bơi lội và hoạt động tích cực, tiêu hóa thức ăn và hấp thu các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mau lớn.

Nếu môi trường nước thay đổi sẽ gây ra những đợt bệnh ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, sinh sản giảm sút, giảm tỷ lệ sống, những loài cá cảnh thì cá sẽ nhợt nhạt và mất màu. Tùy theo mức độ tác động nhiều hay ít mà gây ra ảnh hưởng với cường độ khác nhau

2. Một số nguyên nhân làm môi trường nước thay đổi

(a) Thứ nhất, nguồn nước dùng trong bể chưa xử lý, người nuôi dùng nước trực tiếp từ nguồn nước máy, nước ngầm vào. Mà bỏ qua các thành phần, hàm lượng trong nguồn nước và không hiểu rõ về đặc điểm sinh học về môi trường nước mà loài cá đang nuôi, khiến những loài cá này sẽ bị sốc môi trường, rối loạn tâm lý. Cần nghiên cứu biện pháp xử lý nước trước khi nuôi cá. 

(b) Thứ hai, thức ăn cho cá nuôi chưa đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho từng loài, áp dụng một loại chung cho tất cả các loại cá là sai lầm. Cần nghiên cứu thức ăn đúng chủng loại, thành phần, số lượng, nhu cầu của cá trong bể. Vì nếu sai chủng loại, ăn quá nhiều sẽ làm thức ăn dư thừa tích tụ nơi đáy hồ nuôi, gây ô nhiễm nước.

(c) Thứ ba, mật độ thả cá. Nếu nhiều quá thì lượng phân, lượng nước tiểu, xác cá chết cũng gây ảnh hưởng đến môi trường nước.

(d) Thứ tư, yếu tố thời tiết thay đổi, có thể trực tiếp làm cá nuôi bị sốc do quá trình diễn ra đột ngột, cá nuôi không kịp thích ứng.

3. Biện pháp quản lý môi trường nước

Khi môi trường nước ô nhiễm, cá nuôi mất màu từ từ, giảm ăn, ít hoạt động, hay xuất hiện trên mặt nước, chậm lớn, hao hụt nhiều. Nước thường có màu đen, nâu, hoặc trắng bạc. Nước có mùi khai, tanh, keo đặc, trên mặt nước xuất hiện rất nhiều váng bọt, rong nhớt, rêu xanh. Thủy thực vật như rong bèo, lục bình…tàn úa, thối nhũn dần.

(a) Bởi vậy, cần có lịch trình thay nước thuyền xuyên, lưu ý khi thay không quá 50%, thay 1/3 lượng nước cũ. Thường trên thị trường sẽ dùng một số hóa chất như CaCO3 10-20g/m3 để cải thiện môi trường nước. Hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ các vi sinh vật.

(b) Ổn định các thông số môi trường bằng hệ lọc cho bể, hồ cá: Từ lọc thô, lọc cơ học, lọc sinh học, lọc xuôi, lọc ngược và lọc tuần hoàn,… tùy quy mô bể, mà áp dụng cho phù hợp.

ỨNG DỤNG ĐÁ BỌT PUMICE TRONG BỂ CÁ ĐỂ LỌC NƯỚC

Đá bọt Pumice hay còn gọi đá bọt núi lửa Pumice, có nguồn tốc từ núi lửa. Trong quá trình dung nham nóng chảy, không khí trong núi lửa thoát ra ngoài, tạo thành bong bóng nhỏ nổi lên bề mặt dung nham. Khi chúng bị nguội đi một cách nhanh chóng, những nguyên tử oxy bị giữ lại trong dung nham không thể tự sắp xếp thành một cấu trúc tinh thể, tạo thành những lỗ hổng. Các lỗ hổng trong đá pumice là đầu mối để hình thành nên nó.

  • Có một số đặc điểm cơ bản như:
  • Có độ xốp rất cao (>80%) nên đá bọt rất nhẹ
  • Giữ ẩm nhưng không ướt, kiết kiệm phân bón, bền, không mục vào trong đất như các giá thể khác.
  • Trọng lượng nhẹ, thấm, giữ nước, thoáng khí

Thành phần hóa học chủ yếu có trong đá Pumice: SiO2 chiếm tỉ lệ trên 70%; bên cạnh đó là các hợp chất Al2O3, Fe2O3, FeO,.....

Về tính chất vật lý, đá Pumice không thể nung đến trương nở như đá Perlite hay Vermiculite bởi chúng rất cứng và độ nóng chảy phải đạt tới 15.000 độ C. Mặc dù cứng nhưng cấu tạo đá bọt Pumice lại bao gồm nhiều lỗ rỗng nên khả năng hấp thụ nước rất tốt, đạt 11,7 - 17,03%, phù hợp để lọc nước, làm vườn,....

LỢI ÍCH ĐÁ PUMICE LỌC NƯỚC BỂ CÁ

1. Khả năng lọc nước của đá Pumice

Một trong những lợi ích của đá Pumice trong đời sống là khả năng lọc nước.

Đá bọt với đặc tính xốp, nhiều lỗ nhỏ, tạo ra một diện tích bề mặt cực lớn cho các vi khuẩn háo khí (Cần oxy) và vi khuẩn kỵ khí (không cần oxy) phù hợp cho những lợi sống ký sinh trên bề mặt đá. Những lỗ khí có trong đá giúp giữ lại các bụi bẩn và vi khuẩn. Đây là một giải pháp hoàn hảo cho bể lọc xử lý nước thải hay tiểu cảnh hồ cá thủy sinh.

2. Thiết lập lợi khuẩn trong môi trường nước

Chu trình nitơ (Nitrogen). Chu trình cực kỳ quan trọng này là sự thiết lập của nhóm vi khuẩn có lợi trong bể và hệ thống lọc. Các vi khuẩn có lợi giúp chuyển ammoniac từ chất thải và các thức ăn thừa của cá thành nitrit (NO2) và sau đó chuyển nitrit thành nitrat (NO3).

Các giai đoạn của chi trình Nitrogen trong bể cá

  • Giai đoạn 1: Chất thải của cá và thức ăn thừa sẽ phân hủy thành cả ammoni ion hóa (NH4) và ammoni chưa bị ion hóa (NH3). Ammoni thì không gây độc cho nhóm cá nhiệt đới nhưng ammoniac thì có. (Nếu nồng độ pH <7 không có amoni; nếu pH >=7 có ammoniac)
  • Giai đoạn 2: Vi khuẩn nitrosomonas phát triển trong bể, oxy hóa ammoniac trong bể và loại bỏ nó và tạo thành nitơrit, chất có hại nitrit (có thể dùng dụng cụ kiểm tra, nó sẽ tăng vào cuối tuần đầu tiên, đầu tuần thứ 2)
  • Giai đoạn 3: Vi khuẩn mang tên nitrobacter sẽ sinh sôi và chuyển đổi nitrit sang nitrat. Nitrat thì không độc với cá nhiệt đới như ammoniac hay nitơrit, nhưng vẫn độc nếu nuôi cá với số lượng lớn, nên cần thực hiện thay nước thường xuyên.

Quá trình này có thể phải mất từ 2 tuần đến 2 tháng để hoàn thành. Đối với bất kỳ ai có ý định nuôi cá cảnh, để hiểu về quá trình này là vô cùng quan trọng. Hiểu biết về quá trình này sẽ giúp bạn thành công trong việc nuôi cá và chắc chắn điều đó sẽ làm cải thiện cơ hội, môi trường sống cho các loại cá nước mặn.

Với ứng dụng đá bọt Pumice thường cực kỳ xốp và được sử dụng như một máy lọc sinh học chủ đạo trong những bể cá nước mặn. Chuyển đổi nhanh chóng những vi khuẩn nitrosomonas, nitrobacter từ nitrit thành nitrat. Từ khi vi khuẩn kỵ khí chuyển nitrat thành các loại khí gas vô hại và oxy và thoát lên khỏi mặt nước bể.

3. Đa dạng môi trường thủy sinh

Đá bọt Pumice sẽ giúp bể cá gia tăng một lượng các loại tảo, vi khuẩn, các loài động vật không xương sống nhỏ, tăng chất lượng tổng thể cho bể cá.

4. Làm tiểu cảnh với đá bọt Pumice

Đá bọt Pumice có trọng lượng nhẹ, nhiều người làm bể cá đã thiết lập những khối lượng đá nổi để làm điểm nhấn cho những bể cá trở nên đẹp mắt và kích thích hoạt động bơi lội cho các loài cá.

5. Tái sử dụng & Tiết kiệm chi phí

Đá bọt Pumice có thể tái sử dụng trong bể cá, hoặc trồng cây ngoài vườn,…

Không cần khử trùng như các loại đá thông thường mà đá bọt Pumice có giá thành tương tự như các loại đá thông thường mà chất lượng môi trường nước lại hiệu quả.

Đặc biệt, nếu các cửa hàng kinh doanh tiểu cảnh nhập số lượng lớn sẽ có giá thành tốt.

LÀM BỂ CÁ, BỂ THỦY SINH VỚI ĐÁ BỌT PUMICE

Làm bể thủy sinh, bể cá với đá bọt Pumice sẽ giúp những người chơi cá cảnh giảm thiểu tác hại, ổn định mô hình cũng như hệ thống lọc máy, lọc tự nhiên bằng đá bọt. Giúp cá có môi trường sống lành mạnh, phát triển và phô trưởng những vẻ đẹp đặc trưng từ màu sắc, vóc dáng, khả năng bơi lội,… của chúng.

Sau đây, là một hướng dẫn nhỏ về việc làm bể cá, hoặc bể thủy sinh đơn giản – hiệu quả cho mọi người.

1. Chọn bể cá, bể thủy sinh phù hợp

Tìm hiểu, tổng hợp, phác thảo sơ quá bể thủy sinh, sau đó đặt hoặc mua bể thích hợp.

Lưu ý, bể thủy sinh do sử dụng các loại nền, cát, đá và phụ kiện như đèn, quạt,.. nên sẽ nặng hơn bể cá thông thường. Nếu bể cá kích cỡ 80x40x40cm sẽ nặng khoảng 200-250kg. Do vậy, thiết kế chân đế cũng thật chắc chắn.

Nên tìm hiểu kỹ vị trí đạt bể thủy sinh nặng hơn bể cá thông thường do phân, nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn, quạt…. Một cái hồ 80x40x40cm sẽ nặng khoảng 200-250kg…..do đó nền nhà cũng như chân đế của hồ phải thật chắc chắn.

2.Trải lớp nền cho bể cá, bể thủy sinh

Trải một lớp đá bọt Pumice dưới đáy hồ, Pumice còn có lợi ích nữa là có thể trở thành nguyên liệu cho rễ các loại cây sống dưới nước bám vào. Những thức ăn thừa, xác cá lắng đọng cũng sẽ được lọc tự nhiên mà không gây ra vấn đề đục nước.

3. Cho nước vào bể

Cho nước vào bề từ từ để tránh làm hư lớp đá nền đã làm sẵn.

4. Sắp xếp các tiểu cảnh

Các tiểu cảnh bao bồm: hệ thống lọc, tảo, đá, cây,… được phân bố sắp xếp để giữ mỹ quan cho bể thủy sinh.

Lưu ý: một số cây thủy sinh trồng che phía sau cạnh bể: cây rong Mái chèo và rau Mác. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc ( trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi. Cây trồng ở mặt tiền đặt trước mảnh đá, cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn như cỏ Năng và Thạch xương bồ. Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống đá bọt.

5. Đặt bộ lọc, hệ thống lọc

Một số bộ lọc dùng cho bể cá, bể thủy sinh là:

Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, hường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể.

Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc bể, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần lớn thể tích trong bể nên thích hợp cho bể cỡ lớn ( trên 200l).

Lọc thác: công suất nhỏ và yếu, thích hợp cho bể nhỏ

6. Gắn đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Các loại đèn màu xanh, hồng….cho bể cá cảnh thông thường không thể sử dụng cho bể  thủy sinh. Chỗ đặt bể càng khuất càng tốt vì như thế, chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong bể.

7. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho bể  thủy sinh thường là dưới 290c là phù hợp. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh trong quạt hơi nước ( loại quạt tản nhiệt cho máy tính)…

Nếu trồng thủy sinh, nhiều cây, cần chú ý nồng độ CO2 cần thiết cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những bể trồng nhiều cây.

8. Thả cá vào bể thủy sinh

Không nên thả cá vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 7-10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây. Khi mua cá nên hỏi người bán về loại cá nào không cắn nhau, không ăn cây thủy sinh.

9. Mỗi tuần thay 1/4 nước bể

Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của các loại cây thủy sinh và cá sống trong bể.

MUA ĐÁ BỌT PUMICE NHẬP KHẨU SỐ LƯỢNG LỚN CHO ỨNG DỤNG BỂ CÁ

Bảo An Green – đơn vị chuyên cung cấp các đá bọt Pumice nhập khẩu chính hãng. Trên 5 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi CAM KẾT CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ từ SẢN PHẨM ĐÁ BỌT PUMICE NHẬP KHẨU

  • Bảo An Green nhận đặt hàng kích thước của đá bọt Pumice theo tiêu chuẩn và theo yêu cầu  0.2-0.5mm; 0.8-1.3mm; 1.2-2.4mm; 2.0-3.5mm; 3-6mm; 8-16mm,…
  • Tư vấn tùy theo mục đích sử dụng của khách hàng
  • Chính sách sỉ - lẻ đá bọt Pumice
  • Hỗ trợ chi phí vận chuyển toàn quốc

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sản phẩm đá bọt Pumice phù hợp nhất và giá tốt nhất hiện nay. 

  • Website: baoangreen.vn
  • Hotline: 093.666.2211
Close
0936662211