Hoa lan rừng tuy đơn sơ mộc mạc nhưng có luôn có vẻ đẹp và hương thơm níu giữ tâm hồn những người yêu hoa. Để trồng lan rừng, quan trọng nhất là khí hậu và giá thể trồng phù hợp.
VẺ ĐẸP ĐỘC ĐÁO CỦA LAN RỪNG
Thú chơi Lan rừng tại Việt Nam đã có từ lâu. Từ đời Trần, vua Anh Tông nổi tiếng có khu vườn Bách Lan Viên khiến ai ghé thăm cũng phải trầm trồ. Hoa Lan được gắn với nhiều câu thơ, răn dạy con người về lối sống thanh sạch, chính nghĩa.
Ngày nay gọi là Lan rừng là để phân biệt với các loại Lan công nghiệp, được nhân giống trong các trang trại, nhà vườn như Lan Hồ Điệp, đai châu Thái… Cá biệt có Lan Phi Điệp (Giả Hạc) dù đã được trồng và nhân giống rộng rãi, nhưng với một số người vẫn được xếp vào Lan rừng.
Theo thống kê trong Phong Lan Việt Nam của tác giả Trần Hợp, hoa Lan có 137-140 chi Lan, trong đó có 800 loài Lan rừng.
Những vùng nổi tiếng về Phong Lan là Đà Lạt, các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái. Ngoài ra hoa Lan cũng có thể bắt gặp ở những vùng núi cao dọc biên giới Việt - Lào, trên vùng núi Trường Sơn hùng vĩ.
Hoa Lan thu hút bởi vẻ đẹp muôn hình vạn trạng của những cánh hoa và mùi thơm đặc trưng, mang nét đẹp hoang dã của rừng núi. Một số loài Lan rừng được săn đón bởi độ hiếm gặp của chúng, một số được đưa vào Sách Đỏ và nằm trong danh sách bảo tồn. Vì thế việc sở hữu được chúng là rất khó.
Lan rừng Việt Nam có nhiều nhóm, nhiều phân loài, trong đó có 2 nhóm Lan rừng được sưu tầm và phổ biến nhất:
- Phong Lan: những cây Lan sống bám trên thân cây khác. Cách sống biểu sinh trên không khí, đón nhiều gió khiến người ta gọi nó là Phong Lan.
Một số cách gọi gộp hoa Lan là Phong Lan khiến nhiều người tưởng nhầm Phong Lan là từ chỉ chung, nhưng thực chất đây chỉ là tên gọi của một nhóm Lan mà thôi.
Phong Lan phân ra thành:
- Lan đơn thân, thường chỉ có một thân duy nhất. Lan đơn thân điển hình nhất là Lan Ngọc Điểm
- Lan đa thân có nhiều chồi mọc trên một thân ngầm, điển hình là dòng Lan Hoàng thảo, Lan Phi Điệp...
- Địa Lan: đúng như tên có nó, Địa Lan có thể sinh trưởng trên nền đất mùn trong rừng. Chúng dự trữ nước và dinh dưỡng trong phần củ ngầm sát đất.
CÁCH XỬ LÝ LAN RỪNG KHI MỚI MUA VỀ
1. Chọn vị trí trồng Lan
Lan ưa râm, ưa ẩm và thoáng mát nên hãy chọn những bóng cây to hoặc treo lưới trồng cây che bớt nắng mạnh.
Nếu là Phong Lan, bạn có thể chọn những thân cây to hoặc những bảng trồng Lan để ghép vào trồng rất đẹp. Cây vú sữa là cây hợp ghép Lan nhất bởi lớp vỏ cây xù xì, dễ dàng cho Lan bám vào, vỏ cây cũng không bị sâu bệnh nhiều nên rất phù hợp để trồng Phong Lan một cách ổn định.
Còn với những cây Địa Lan thì nên chọn chậu trồng lớn, cao đủ để cây phát triển trong 2-3 năm mà không cần thay chậu, đồng thời giúp lá và hoa rủ xuống không bị chạm đất.
2. Phơi Lan
Lan mang từ rừng về thường sẽ có những mầm bệnh. Ở môi trường tự nhiên, khả năng sinh tồn của Lan rất mạnh mẽ, giúp chúng chống chọi bệnh tật. Tuy nhiên khi rời khỏi môi trường quen thuộc, chúng rất dễ bị tổn thương và chết đi nếu không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách.
Sau khi mua Lan, bạn khoan trồng vội mà để cho cây yên vài hôm. Để cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng gắt.
Một số người thích treo ngược Lan để rũ bớt nước, phòng ngừa gốc rễ bị úng.
3. Cắt tỉa rễ hư
Rửa nhẹ phần rễ Lan để giũ bớt đất, không nên ngâm trong nước lâu, tránh rễ bị ngợp, úng
Dùng chiếc kéo sắc tỉa các rễ bị vàng, sờ vào thấy mềm, những đoạn rễ bị đen, dập nát. Bạn nên cắt dứt khoát để vết cắt tránh bị dập, tổn thương. Bên cạnh đó bạn cũng phải thực hiện cẩn thận để không làm tổn thương thêm các rễ còn lành lặn.
4. Ngâm nước phòng bệnh
Lan sau khi đem từ rừng về còn sót lại nhiều mầm bệnh, vì vậy để cây phát triển ổn định trong thời gian đầu, bạn nên ngâm trong các chất diệt khuẩn, nấm như Physal, nước vôi trong.
Ngâm trong khoảng 15-30 phút rồi đem phơi cho khô.
5. Kích rễ
Bạn có thể sử dụng bột kích rễ Rooting Powder để kích thích cho rễ mới mọc nhanh hơn. Khi rễ mới mọc lên, nó sẽ dần thay thế các rễ già yếu. Đồng thời giúp cây thích nghi với môi trường sống mới và làm cây khỏe hơn.
LỰA CHỌN GIÁ THỂ TRỒNG LAN RỪNG
Có nhiều giá thể trồng Lan rừng, nhưng chủ yếu đều có tác dụng thoát nước, thoáng khí. Ngoài ra còn phải được xử lý kỹ càng để tránh làm Lan bị bệnh, úng rễ.
Vỏ thông là lựa chọn thông dụng nhất cho việc trồng Lan. Vỏ thông Habitat là vỏ thông đã qua xử lý, có xuất xứ từ những cánh rừng thông Indonesia. Bạn không cần tốn thời gian xử lý vỏ thông nữa.
Vỏ thông Habitat size lớn phù hợp để trồng Lan, các mảnh đều nhau và đẹp, màu đỏ khi tưới lên nhìn hút mắt nhìn.
Vỏ thông rất thoáng khí, giữ nước vừa phải và có bề mặt nhám giúp rễ bám vào chắc.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng đá bọt Pumice để trồng Lan rừng. Đá bọt là một loại đá núi lửa đã qua xử lý, chứa nhiều khoáng chất vi lượng.
Pumice giữ nước rất tốt, giảm tần suất tưới nên giúp ích cho những người đam mê Lan nhưng bận rộn. Giá thể cứng nên có thể dùng được lâu mà không bị mài mòn, không phải thay chậu hay xử lý lại.
LƯU Ý CÁCH CHĂM SÓC LAN RỪNG KHI MỚI MUA VỀ
1. Ánh sáng
Lan rừng khi mới mua về cần có thời gian phục hồi nên chưa thích nghi với môi trường nhiều ánh sáng ngoài trời. Ánh sáng cho Lan rừng mới mua về nên có cường độ nhẹ.
Bạn có thể phơi Lan trong nhà, nơi thoáng mát. Khi mới trồng vào giá thể thì chú ý tăng cường độ một chút. Đợi khoảng 1-2 cho cây hoàn toàn hồi tỉnh thì đưa ra chỗ trồng đã chuẩn bị là được.
2. Nước tưới
Hầu hết các loại Lan rừng cần nguồn nước tưới sạch, không bị nhiễm bệnh. Tại các thành phố, nước sinh hoạt thường là nước cứng, có nhiều khoáng. Nếu không rõ các thành phần khoáng, tác dụng thế nào đối với cây thì ta hạn chế tưới cho cây.
Nếu có thời gian, hãy cố gắng tưới bằng nước đun sôi để nguội, các vi khuẩn đã bị “nấu chín” sẽ không có điều kiện sinh sôi nảy nở.
Lan cần nước khá ít nhưng khi tưới nên tưới đẫm, gió và đặc điểm giá thể sẽ giúp thoát đi phần nước thừa, không bị ngập úng.
Về thời điểm tưới, tốt nhất nên tưới vào buổi sáng, khi giá thể đã khô hẳn. Buổi sáng tiết trời còn mát mẻ, dễ hấp thụ dinh dưỡng. Buổi trưa trời nóng, tưới cây sẽ làm xót rễ, gây ra sốc nhiệt. Buổi tối nên hạn chế tưới vì có nhiều cây sẽ bước vào trạng thái ngủ, ít hấp thu dinh dưỡng và nước.
3. Phòng sâu bệnh
Lan rất dễ bị nấm tấn công, gây ra bệnh thán thư, đốm lá, đen thân… Để phòng bệnh, trước hết không nên tưới cây buổi tối. Sương giá sẽ khiến giá thể bị ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và tấn công cây. Để nơi trồng thoáng gió, có ánh nắng nhẹ hạn chế nấm.
Khi phát hiện bị nấm bệnh, thuốc trừ sâu là phương pháp cuối cùng bạn nên dùng, đặc biệt nếu trồng lan quá gần không gian sống của nhà bạn. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học để đảm bảo sức khỏe của bạn và những người xung quanh.
Bạn có thể dùng giấm, cồn lau kỹ phần thân, lá, nách lá để trừ nấm, phun dịch tỏi ớt hoặc dầu lá neem ép lạnh, những phương pháp sinh học ít gây tổn hại cho cây nhất. Điều quan trọng là phải có sự kiên trì để loại bỏ các sâu bệnh cho cây.
4. Phân bón
Bạn có thể bón phân NPK hoặc phân tan chậm tiện lợi cho Lan. Có 3 giai đoạn chủ yếu mà cây cần bón phân:
- Giai đoạn phát triển thân cành: bón phân có hàm lượng N nhiều hơn
- Giai đoạn ra hoa: bón phân NPK có hàm lượng P nhiều hơn
- Giai đoạn ra mầm: bón phân có hàm lượng K nhiều hơn
MUA GIÁ THỂ TRỒNG LAN RỪNG Ở ĐÂU?
Bảo An Green cung cấp giá thể trồng lan phi điệp nhập khẩu chất lượng: Vỏ thông Habitat, đá bọt Pumice, đá trân châu Perlite, Dớn trắng Chi-lê.
Là một trong năm nhà nhập khẩu số lượng lớn tầm cỡ quy mô tại thị trường Việt Nam. Mỗi tháng nhập hàng chục container các nguồn nguyên liệu phục vụ nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam.
- Cam kết hàng nhập khẩu chính hãng, công bố, chứng nhận uy tín.
- Chính sách bán hàng, chiết khấu, hoa hồng cho các đại lý, nhà phân phối.
- Hỗ trợ vận chuyển, tư vấn kỹ thuật cho các ứng dụng nông nghiệp, công nghiệp cao cấp, bền vững.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các giá thể với chất lượng và giá tốt nhất hiện nay.
Liên hệ:
Website: baoangreen.vn
Hotline: 093.666.22.11