Ứng dụng Nông nghiệp - Chăn nuôi

Cách trồng Lan Phi Điệp con vào chậu chuẩn nhất

Lan Phi Điệp hiện nay rất được ưa chuộng bởi nhiều loại sai hoa, cây đẹp, một số cây đột biến hiếm có và vẻ đẹp độc đáo. Vậy cách trồng Lan Phi Điệp như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

ĐÔI NÉT VỀ LAN PHI ĐIỆP

Lan Phi Điệp có tên tiếng Anh là Dendrobium anosmum, thuộc dòng Lan Hoàng Thảo (Lan thân thòng).Phi Điệp phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Lào Philippines…

Phi Điệp còn có tên gọi khác như Lưỡng Điểm Hạc, Giả Hạc. Lan chủ yếu có màu tím, vàng, trắng xen với tím.


Lan Phi Điệp vàng có thể tìm thấy ở những tỉnh phía Bắc, trong khi Phi Điệp tím lại phân bố nhiều trong Nam. Ngoài ra có loại Phi Điệp trắng Di Linh thường nở vào mùa xuân và được ưa chuộng trưng Tết.
Lan Phi Điệp không chỉ được ưa chuộng bởi hình dáng, mùi thơm mà còn vì chúng phân bố nhiều nơi, có thể chịu được thời tiết cả lạnh cả nóng.
Đặc biệt Lan Phi Điệp là phân nhánh có nhiều thể đột biến quý hiếm và được ưa thích như Năm cánh trắng Phú Thọ, Hồng Mỹ Nhân, Người đẹp Bình Dương…

CÁCH TRỒNG LAN PHI ĐIỆP CON VÀO CHẬU

1. Chọn cây giống

Lan Phi Điệp con có thể là cành giâm đã lên mầm khoẻ hoặc cây con được gieo từ hạt. Phương pháp ươm từ giả hành đã ra rễ là phổ biến và dễ thực hiện nhất.
Hiện nay cây giống, cây con giả hạc được bán rất nhiều, bạn nên xem xét kỹ và nhờ chủ vườn tư vấn để chọn được cành giâm ưng ý.
Cây con phải đủ khoẻ, mầm không bị dập nát.

2. Xử lý cây con khi mới mua về

Khi mua cây về, bạn xem xét cây con còn đủ khoẻ, đủ rễ, có thể gieo tiếp hay không vì trong quá trình vận chuyển có thể làm cây bị gãy, dập.
Cây con khi mang về cũng có thể chứa nấm bệnh mà bạn không biết. Vì vậy để phòng tránh bạn có thể ngâm chúng trong các thuốc diệt nấm khuẩn (Physal, Hùng Nguyễn). Nếu không có sẵn thì có thể thay thế bằng cồn hoặc giấm pha loãng. Sau đó chúng ta phơi cây con ở nơi thoáng mát vài ngày để cây ổn định.

3. Phối trộn giá thể trồng và lưu ý giá thể

Giá thể trồng Lan được ưa chuộng dễ tìm nhất hiện nay là vỏ thông, hãy lựa chọn vỏ thông có nguồn gốc rõ ràng, không chứa nấm bệnh để sử dụng nhé. Còn nếu bạn sẵn vỏ thông tự nhiên thì cần phải băm nhỏ và ngâm nước vôi nhiều lần cho ra hết các chất độc hại cho Lan.
Vỏ thông trên thị trường có nhiều size, vì trồng cây nhỏ nên bạn cần chọn size vỏ thông nhuyễn để rễ dễ dàng leo bám.


Ngoài ra còn có giá thể dớn trắng (rêu sâu) trồng Lan rất tốt. Dớn trắng Chi-lê có nguồn gốc từ rêu Sphagnum chứa chất sát khuẩn bảo vệ Lan còn nhỏ yếu, cấp ẩm xuyên suốt cho rễ Lan.
Nó thường được dùng để phủ lên lớp vỏ thông, giúp giữ ẩm và hạn chế tần suất tưới Lan Phi Điệp con.

4. Hướng dẫn cách trồng Lan Phi Điệp con vào chậu

Để trồng cây, bạn cần chuẩn bị một số vật liệu sau:

  • Cây Lan Phi Điệp con đã được xử lý
  • Vỏ thông size nhỏ (3-6mm) đã được xử lý
  • Dớn trắng Chi-lê
  • Chậu đất nung trồng Lan, chất liệu đất nung giúp hút bớt nước thừa và tránh sốc nhiệt, phù hợp để trồng cây cảnh.
  • Một cái que nhỏ làm cọc đỡ

Đầu tiên, cho Vỏ thông vào gần đầy chậu. Sau đó cắm một chiếc cọc để đỡ cây. Bởi vì Lan Phi Điệp là loại thân thòng nên thân cần được cố định, giúp rễ ban đầu dễ phát triển.
Bạn đặt cây vào bên chiếc cọc, dùng dây rút hoặc kẹp để cố định chúng với nhau. Cuối cùng phủ tiếp Vỏ thông đến khi cọc và cây con đứng vững được.
Phủ Dớn trắng Chi-lê lên và tưới đẫm nước cho chậu Lan.

LƯU Ý KHI TRỒNG LAN PHI ĐIỆP CON

1. Chế độ tưới và bón phân

Nên tưới Lan vào buổi sáng, khi trời còn mát mẻ để tránh sốc nhiệt và nấm bệnh trong các kẽ lá đọng nước. Dùng bình xịt phun sương giúp nước thấm vào giá thể Vỏ thông và Dớn hơn, tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả.
Vào mùa nóng, bạn có thể tưới nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên cần có chừng mực để tránh rễ Lan bị úng.


Lan Phi Điệp con mới trồng không có nhiều rễ nên việc bón phân là không cần thiết. Khi cây đã lớn và có nhiều rễ hơn, bạn có thể bón phân tan chậm.
Loại phân bón thông minh này nhả dinh dưỡng từ từ, phù hợp với loại cây cần nhiều dinh dưỡng nhưng thể hấp thu nhiều trong một lần.
Khi bón tan chậm, nên rải đều trên chậu, tránh phần gốc để không bị úng thối.

2. Vị trí treo Lan

Khi mới trồng Lan Phi Điệp con vào chậu, bạn có thể đặt cây trong nhà để cây thích nghi dần. 
Sau khoảng 1 tuần có thể để cây cạnh cửa sổ có nắng nhẹ. Sau 1 tuần nữa có thể đưa cây ra ngoài, nhưng không được để ở nơi có ánh sáng quá mạnh và nóng. Hầu hết các loài Lan đều ưa bóng và ánh sáng nhẹ.
Ngoài ra, nên treo giò Lan Phi Điệp con ở nơi thoáng gió, giúp giá thể khô nhanh, không gặp tình trạng đọng nước.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Lan Phi Điệp rất dễ bị bệnh. Ngoài biện pháp tưới nước buổi sáng để tránh phát sinh nấm rệp như đã nói ở trên, bạn cần theo dõi và quan sát biểu hiện trên mặt lá, nách lá để xử lý kịp thời.

MUA GIÁ THỂ TRỒNG LAN PHI ĐIỆP Ở ĐÂU?

Bảo An Green cung cấp giá thể trồng lan phi điệp nhập khẩu chất lượng: Vỏ thông Habitat, đá bọt Pumice, đá trân châu Perlite, Dớn trắng Chi-lê.
Là một trong năm nhà nhập khẩu số lượng lớn tầm cỡ quy mô tại thị trường Việt Nam. Mỗi tháng nhập hàng chục container các nguồn nguyên liệu phục vụ nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam.

  • Cam kết hàng nhập khẩu chính hãng, công bố, chứng nhận uy tín.
  • Chính sách bán hàng, chiết khấu, hoa hồng cho các đại lý, nhà phân phối.
  • Hỗ trợ vận chuyển, tư vấn kỹ thuật cho các ứng dụng nông nghiệp, công nghiệp cao cấp, bền vững.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các giá thể với chất lượng và giá tốt nhất hiện nay.
Liên hệ:
Website: baoangreen.vn
Hotline: 093.666.22.11

Close
0936662211