Kiến thức chăm sóc cây cần biết

Cách trồng dâu tây

Dâu tây hiện nay rất được ưa chuộng vì lợi ích cho sức khoẻ và sắc đẹp. Với nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch và tiết kiệm thì rất nhiều người lựa chọn trồng dâu tây ngay tại nhà. Vậy dâu tây cần loại đất nào để phát triển tốt, tỉ lệ các thành phần, cách chăm sóc ra sao, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Hướng dẫn trồng dâu tây an toàn, hiệu quả bằng giá thể
Hướng dẫn trồng dâu tây an toàn, hiệu quả bằng giá thể

GIỚI THIỆU VỀ DÂU TÂY

Dâu tây có 20 loại khác nhau, thuộc họ hoa hồng cho ra quả. Cây dâu phù hợp nhất ở vùng khí lạnh từ 10-25oC và độ ẩm cao trên 84%. Ở nước ta hiện nay có nhiều loại dâu tây được lai tạo để có thể trồng ở những vùng khí hậu nóng hơn mà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt như: dâu giống New Zealand, dâu Pháp, dâu Nhật, dâu hoa hồng, dâu bạch tuyết,…Để dâu ra trái và năng suất, điều này phụ thuộc vào cách chăm sóc và nuôi trồng mà chúng ta cùng tham khảo dưới đây.

Việt Nam có thể trồng được nhiều giống dâu nhập ngoại
Việt Nam có thể trồng được nhiều giống dâu nhập ngoại

THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ TRỒNG DÂU TÂY

Bạn có thể trồng dâu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm tùy từng loại dâu. Tuy nhiên thích hợp nhất là khoảng tháng 9, 10. Đây là thời điểm cuối mùa mưa, độ ẩm phù hợp để cây nảy mầm và phát triển.
Quả dâu tây mùa hè thường ngọt hơn nhưng nhỏ hơn. Nếu thời tiết nắng quá thì quả sẽ bị táp, có màu vàng cam, sạn vỏ và không phát triển. Mùa đông cho quả to hơn nhưng cũng chua hơn. Như vậy, việc lưu ý thời điểm trồng cây và cách thức chăm sóc cây vào từng mùa trong năm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sản lượng của dâu tây bạn trồng.

Tùy từng loại dâu tây sẽ có thời gian trồng khác nhau
Tùy từng loại dâu tây sẽ có thời gian trồng khác nhau

CÁCH CHỌN GIỐNG DÂU TÂY

Có 2 cách để trồng dâu tây đó là trồng từ hạt giống hoặc chiết cây con. Trong đó, cách trồng bằng hạt cần nhiều thời gian chăm sóc và tỉ mỉ hơn. Nếu đây là lần đầu trồng thì bạn nên mua cây con thì tốt hơn. Cách này sẽ giảm bớt công sức chăm bón mà cây vẫn phát triển khoẻ mạnh.

Dâu tây có nhiều giống khác nhau như Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand. Mỗi loại sẽ có đặc điểm sinh lý và điều kiện nhiệt độ khác nhau. Dù là giống nào thì việc chọn giống dâu tây phải lựa chọn hạt có tỉ lệ nảy mầm cao, cây phải cao từ 10 – 15cm, chắc khoẻ, không sâu bệnh và phát triển đều. Khi mua cây về trồng bạn nên chọn cây chất lượng, tránh mua cây giá thấp được tách từ ngó hoặc cây già. Nếu không, dù chăm sóc tốt đến đâu cũng không đảm bảo được chất lượng.

Giống dâu tây nhập ngoại được nhiều người ưa chuộng
Giống dâu tây nhập ngoại được nhiều người ưa chuộng

Mặc dù có nhiều loại dâu tây trên thế giới nhưng có thể chia làm 3 loại phổ biến được lựa chọn theo mục đích trồng, đó là:

  • June-bearing: Loại này thu hoạch chủ yếu vào tháng 6. Yêu cầu đất trồng rộng để rễ có thể phát triển tốt. Loại này không thích hợp để trồng tại nhà.
  • Everbearing: Đây là loại thu hoạch gần như quanh năm. Cây vẫn cho ra quả ngay cả khi đang trong thời gian sinh trưởng. Thời gian thu hoạch của Everbearing là từ mùa xuân và từ cuối hè đến mùa thu.
  • Day neutral: Loại này được lai tạo từ Everbearing. Mục đích của việc lai tạo này là cây được mở rộng thời gian thu hoạch liên tục cho đến hết mùa thu thay vì chỉ có 2 mùa.

Đối với những vùng miền có nhiệt độ cao, để cây không bị héo hay chết thì tốt nhất bạn nên chọn dâu tây gốc Mỹ hay Nhật Bản.

Có rất nhiều loại dâu tây trên thế giới

VỊ TRÍ TRỒNG DÂU TÂY

Dâu tây là một loại cây ưa ẩm, chịu hạn kém, do đó nhiệt độ tốt nhất là từ 7 – 30oC. Trong đó, vào thời kỳ phân hoá chồi non và ra hoa, cây cần nhiệt độ từ 15 - 24oC. Để cây ra trái nhiều thì nhiệt độ ban ngày từ 20 - 25oC, nhiệt độ ban đêm từ 10 - 15oC.

Chậu dâu tây nên được đặt nơi thoáng gió và nhiều ánh sáng. Nếu dâu trồng trong điều kiện thiếu sang, cây sẽ có hiện tượng lá vàng dần và không ra quả nếu thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, không nên để cây dưới ánh sáng quá 12h/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để cây dưới ánh đèn buổi tối vì cây sẽ không hoặc chậm ra trái mặc dù vẫn xanh tốt.

Khi trồng ở nhà thì vị trí tốt nhất là trên sân thượng có mái hay treo ở cửa sổ hoặc ban công. Nếu bạn trồng cây ngoài vườn thì nên đặt dưới tán cây to để hạn chế ánh nắng trực tiếp khiến cây bị khô và thiếu nước.

Dâu tây trồng ở vườn, sân thượng cần mái che 
Dâu tây trồng ở vườn, sân thượng cần mái che 

CHỌN CHẬU TRỒNG DÂU TÂY

Bạn nên chọn loại chậu truyền thống chuyên dùng của cây dâu tây hoặc chậu xốp. Chậu màu sáng sẽ khiến cây dâu tây mát hơn chậu màu tối. Kích thước chậu nên có đường kính khoảng 20cm.

Chậu đất nung có lỗ thoát nước ở đáy cũng khá phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên làm ẩm đất trước khi cho vào chậu và ngâm chậu trong nước khoảng 1 tiếng để tránh đất bị chậu hút hết nước.

Phần đáy chậu trồng dâu tây cần thoáng và thoát nước tốt
Phần đáy chậu trồng dâu tây cần thoáng và thoát nước tốt

Nếu có ít không gian thì bạn có thể dùng chậu có lỗ treo ở cửa sổ hay ban công. Còn nếu có khoảng không gian rộng thì bạn nên chọn chậu dạng máng bởi những ưu điểm sau:

  • Khi cây ra quả, quả dâu sẽ được thả đều 2 bên chậu mà không bị bệt xuống đất. Điều này giúp cho việc tưới nước đơn giản hơn, quả không chạm đất khiến màu sắc đẹp và chất lượng tốt hơn.
  • Chậu dạng máng giúp việc nhân giống bằng phương pháp ra nhánh thuận tiện hơn, nhánh phát triển nhanh, lan xung quanh, dễ dàng bắt rễ tạo thành cây con mới.
  • Có thể đặt 4,5 chậu trên một diện tích thẳng đứng giúp tiết kiệm không gian, trồng được nhiều cây với nhiều máng hơn.

Dù chọn loại chậu nào thì bắt buộc phải có lỗ thoát nước ở dưới đáy hoặc xung quanh.

CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG DÂU TÂY

Đất trồng cây dâu tây là nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nên chọn đất nhẹ, thoáng, giàu dinh dưỡng, không có mầm bệnh. Hiện nay, môi trường đất tối ưu cho cây dâu tây phát triển và tạo ra năng suất cao là đất trộn với công thức như sau:

  • 20% Đá perlite
  • 35% Peatmoss (rêu mục)
  • 35% Mụn dừa đã qua xử lý
  • 10% Phân trùn quế, phân gà ủ hoai hoặc phân NPK,…

Đá perlite với cấu trúc xốp có đặc tính nhẹ, thoáng khí, hỗ trợ rất tốt trong việc thoát nước và giữ lại chất dinh dưỡng cho cây dâu tây. Lưu ý: đá Perlite được trộn cùng hỗn hợp bao gồm peatmoss, mụn dừa và phân trùn quế. Không để nhiều Perlite trên bề mặt vì chúng dễ bị cuốn trôi khi trời mưa hoặc gió thổi bay vì các hạt Perlite rất nhẹ.

Đá Perlite nên được trộn cùng giá thể trồng, không dùng để rải mặt
Đá Perlite nên được trộn cùng giá thể trồng, không dùng để rải mặt

Độ pH tương thích để trồng cây dâu tây là từ 5.0 đến 7.0. Bạn có thể dùng giấy quỳ tím hoặc máy đo độ pH của đất để kiểm tra. Việc sử dụng đá Perlite còn giúp làm giảm độ pH vì đây là khoáng chất trung tính.

Peatmoss hay còn gọi là than bùn hoặc rêu mục. Chúng được xem là chất trồng hoàn hảo đối với các cây non bởi tính chất vô trùng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong hỗn hợp peatmoss hoàn toàn không chứa bất kỳ loại vi khuẩn, nấm, các hạt cỏ dại hay hóa chất độc hại nào. Bản chất peatmoss chỉ chứa một lượng chất dinh dưỡng rất nhỏ nhưng chúng lại có khả năng giữ nước và giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây góp phần nuôi bộ rễ hiệu quả.

Mụn dừa sử dụng cho dâu tây phải là mụn dừa đã qua xử lý các chất chất có hại cho cây - là Tanin và ligin, chúng tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của cây, làm tắc đường dẫn khí và dinh dưỡng khiến cây còi cọc, chậm lớn.

Dinh dưỡng cung cấp cho cây dâu tây được lựa chọn nhiều nhất là phân trùn quế. Bởi loại phân này không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây như: đạm, lân, kali, canxi,…mà chúng còn khắc phục được các nhược điểm của phân gà như không cần ủ hoai, không mất thời gian để phân hủy thành các dưỡng chất.

Giá thể hữu cơ dùng cho dâu tây (perlite, pucmice, peatmoss, mụn dừa,..)
Giá thể hữu cơ dùng cho dâu tây (perlite, pucmice, peatmoss, mụn dừa,..)

HƯỚNG DẪN TRỒNG DÂU TÂY TẠI NHÀ

Dù trồng bằng hạt hay bằng cây con thì điều quan trọng là cần đảm bảo khí hậu ấm áp vào ban ngày và hơi lạnh vào ban đêm.

1. Cách trồng dâu tây bằng hạt giống

Hạt giống phải được ủ trước khi gieo để kích thích việc nảy mầm, cách thức như sau:

  • Chuẩn bị nước ấm (2 phần sôi, 3 phần lạnh) ở khoảng 45 - 50oC trong thời gian từ 2 – 4 tiếng.
  • Sau đó bạn vớt hạt ra, rải trên đĩa phẳng, bên dưới trải khăn ẩm hoặc khăn giấy ướt.
  • Tiếp tục phủ lên trên 1 khăn ẩm giống như trên, chờ hạt nứt và nảy mầm.
  • Sau đó bạn đem phơi tại nơi thoáng gió khoảng 30 phút trước khi trồng.

Khi đã chuẩn bị đủ chậu, đất, hạt ủ, bạn cần đánh tơi đất trước khi cho vào chậu. Tiếp theo là gieo lần lượt từng hạt cách nhau 10 – 15cm với độ sâu 0.5 cm. Sau đó, đặt chậu ở nơi thoáng gió, có ánh nắng mặt trời.

Thời gian này bạn tưới nước thường xuyên ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối để giữ ẩm cho đất, lưu ý không tưới nhiều đặc biệt là buổi tối tránh gây ngập úng. Sau 3 tuần hạt sẽ nảy mầm thành cây con, thời gian này bạn không nên di chuyển chậu cây hay bón phân, đợi khi cây cao 3 – 4cm thì bón phân nhạt 1 lượng ít.

Ươm mầm dâu tây bằng đá Vermiculite
Ươm mầm dâu tây bằng đá Vermiculite

2. Cách trồng dâu tây từ cây giống con

Sau khi mua cây con tại cửa hàng:
-    Bạn cho đất đã được chuẩn bị đủ điều kiện vào khoảng 2/3 chậu.
-    Lần lượt trồng cây con cách nhau khoảng 20cm, đối với chậu máng thì trồng thẳng hàng.

Trồng dâu chủ yếu sử dụng cây con để trồng
Trồng dâu chủ yếu sử dụng cây con để trồng

3. Cách tách nhánh cây dâu tây con

Trong quá trình phát triển, cây dâu tây không những ra hoa, quả mà còn ra nhánh mới khi cây đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt và mọc dài ra sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Lúc này bạn cần tách ra thành cây mới. Trường hợp chậu rộng hoặc cây con đang ra quả  thì không cần tách, tách lúc này sẽ làm cây bị chột quả.
Khi tách ra chậu mới cần nhẹ nhàng khéo léo, không được làm đứt rễ. Bạn nên di chuyển cả bồng đất sang chậu mới. Thời gian đầu nên che nắng bớt và tưới nước đủ giữ ẩm đều đặn để cây không bị héo.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC DÂU TÂY

Dâu tây là một loại cây quả mọng nên cần nhiều nước. Và nên giữ ẩm đều đặn cho đất cũng như bổ sung phân nếu cần. Khi phát hiện lá héo hay hỏng cần loại bỏ ngay để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả khác tốt hơn. Cây ra nhiều hoa thì tỉa bớt khi còn nhỏ để tăng chất lượng quả.

Thông thường đợt hoa đầu nên ngắt bỏ để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt phần thân, rễ. Nếu dâu ra quá nhiều ngó, bạn cần cắt bớt phần ngó dâu để cây ra quả chất lượng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt bớt lá già, cách gốc 5cm để tránh sự xâm nhập ngược vào gốc, gây thối rễ, hư búp non đồng thời dùng lưới mắt cáo che phủ nhằm ngăn chặn sự phá huỷ từ chim chóc hoặc chó, mèo.

Thường xuyên bổ sung phân và giữ ẩm cho cây 
Thường xuyên bổ sung phân và giữ ẩm cho cây 

1. Lưu ý khi tưới nước

  • Không nên tưới khi nắng gắt vì sẽ làm cây bị sốc nhiệt.
  • Nước tưới cây cần nguồn nước sạch như từ giếng khoan, không nên dùng nước mương suối rất dễ có nguồn bệnh gây hại cho cây.
  • Cây dâu tây hút nhiều nước nhất ở phần trên của đất, vị trí mà đất trồng dễ mất đi độ ẩm. Vì vậy cần cung cấp nước đều đặn cho cây dâu trong suốt mùa.
  • Dùng bình xịt phun sương để tưới cây dâu tây. Tưới thẳng vào đất, tránh vào lá hay quả. Nếu đất đủ ẩm thì chỉ cần tưới 1 lần vào buổi sáng. Nếu trời mưa không khí ẩm thì chúng ta không cần tưới nữa.
  • Nước vo gạo có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho dâu tây. Tuy nhiên chỉ dùng khi cây đã phát triển rễ, lá đã tốt.
  • Lượng nước tưới trung bình là 150ml – 200ml/cây.
Lưu ý không tưới nước dưới trời nắng gắt
Lưu ý không tưới nước dưới trời nắng gắt

 2. Bón phân cho cây dâu tây

  • Nên thường xuyên bón phân bằng phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li... Tuy nhiên không được lạm dụng vì nó sẽ gây nóng và chết cây. Bên cạnh đó có một số loại phân có thể dùng để trị bệnh, diệt rệp sáp, sâu bọ như phân neem,...
  • Ngoài ra cũng có thể dùng phân gà tốt cho dâu tây. Tuy nhiên, phân gà cần có thời gian để ủa hoai. Thay vào đó có thể sử dụng phân trùn quế, là một loại phân hữu cơ, có thể sử dụng ngay cho cây trồng mà không sợ nóng hay các loại vi khuẩn có hại. 

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên bổ sung dinh dưỡng và xới đất cho cây sau mỗi vụ thu hoạch quả hoặc khi cây đẻ nhánh mới.

Sử dụng phân hữu cơ như trùn quế cho dâu tây
Sử dụng phân hữu cơ như trùn quế cho dâu tây

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH KHI TRỒNG DÂU TÂY

Bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng của cây. Khi hoa quả xuất hiện cần đề phòng kiến và sâu bọ. Chúng sẽ tấn công vì mùi hương và màu sắc hấp dẫn của quả dâu. Cách tốt nhất là bạn vắt quả ra phía ngoài để theo dõi tốt hơn. Sau khi phun thuốc không nên ăn quả ngay. Không phun khi quả đã chín mà chỉ phun khi phát hiện sâu bệnh lúc quả còn non.

Vắt quả dâu ra phía ngoài để theo dõi sâu bệnh
Vắt quả dâu ra phía ngoài để theo dõi sâu bệnh

THU HOẠCH DÂU TÂY

Quả dâu tây sẽ ngọt nhất khi đã đủ chín đỏ và đều cả quả. Thông thường sẽ mất vài ngày để thu hoạch hết một đợt quả chín, vì quả dâu sẽ không chín cùng một thời điểm.
Nếu không dùng dao, kéo mà dùng tay thì bạn chọn vị trí ¼ cuống, 1 tay ngón cái, trỏ giữ cuống, 1 tay xoay nhẹ quả dâu tách ra khỏi cuống một cách nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến thân cây và không làm quả dâu bị dập.

Dâu tây được thu hoạch khi quả chín đều, đỏ mọng
Dâu tây được thu hoạch khi quả chín đều, đỏ mọng

BẢO QUẢN DÂU TÂY SAU THU HOẠCH

Bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 3 ngày thì quả sẽ còn đủ tươi. Tránh để dâu cọ sát nhau sẽ khiến quả bị dập. Nếu thu hoạch nhiều cùng một lúc bạn có thể bảo quản ở ngăn lạnh.

Có nhiều cách sử dụng dâu tây như: làm sinh tố, sữa chua, nước ép, kem, mứt dâu tây, salad...
Ngoài ra, lá dâu tây được sử dụng chế nước uống như nước trà để chữa bệnh tiêu chảy, viêm gan, thận. Rễ cây sắc sôi chữa viêm bàng quang, viêm đường tiểu.

Close
0936662211