Kiến thức chăm sóc cây cần biết

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất

Chùm ngây là một loại cây đứng đầu trong danh sách những loại cây hữu dụng nhất trên thế giới. Cây có lịch sử phát hiện và sử dụng hơn 4000 năm trước thường mọc hoang và thời gian gần đây được đưa về Việt Nam trồng có chủ định vì ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao còn chữa được rất nhiều bệnh.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen

Trong nhiều thập kỷ, cây chùm ngây được người Ấn Độ dùng để trị bệnh thiếu máu, viêm khớp, tiểu đường, trúng phong... và họ ưu ái gọi với cái tên cây Độ Sinh. Cây xuất hiện nhiều ở Miền Trung nước ta, nhiều người sử dụng lá cây để nấu ăn hàng ngày dù không biết giá trị dinh dưỡng rất cao của lá, thân và rễ cây cũng như giá trị chữa nhiều bệnh quan trọng cho con người. Ngày nay rất nhiều gia đình chọn cách trồng chùm ngây tại nhà để thường xuyên cung cấp những bữa ăn dinh dưỡng cao cho gia đình mình.

GIỚI THIỆU VỀ CHÙM NGÂY

Cây chùm ngây có tên gọi khác là cây dùi trống, cây cải ngựa hay cây dầu bel. Tên khoa học là Moringa oleifera hay M.pterygosperma, thuộc họ Moringaceae. Cây sinh trưởng quanh năm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chùm ngây là cây thân mộc, mọc nhanh, ở độ tuổi trung bình cây có thể mọc cao hàng chục mét. Thân chùm ngây khá mềm và dễ gãy.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

Chùm ngây khá dễ trồng, ưa sống trong môi trường đất ráo nước và nhiều cát. Cây có thể sống trong môi trường khắc nghiệt mà không cần chăm sóc đặc biệt nhưng không chịu được vùng đất ngập úng, nhiều nước và đặc biệt là băng giá. Nhiệt độ cây có thể sống từ -1 đến 48oC.

Cây chùm ngây có khả năng mọc cao hơn 6m trong năm đầu tiên với chiều cao trung bình là khoảng 4.5m và cây còn có thể mọc cao hơn trong điều kiện tốt. Cành cây mọc thành tán lá rộng trung bình từ 1 – 1.3m trong năm đầu.

PHÂN LOẠI CHÙM NGÂY

Hạt giống chùm ngây có nhiều nguồn và nhiều loại trong đó dễ mua nhất là Moringa Oleifera và Moringa Stenopetala. Các loại hạt có hình thức khác nhau, dù cùng kích cỡ.

  • Hạt Moringa Oleifera có hình tròn, màu nâu và có cánh. Moringa Oleifera là một trong những cây hữu ích nhất thế giới, có thể ra hoa kết quả trong một năm, quả dài như quả đậu. Loại này còn được gọi là cây dùi trống vì thân, quả cây giống dùi trống treo trên cây có hạt bên trong. Moringa Oleifera có thể trồng khi vỏ quả khô đi hoặc bảo quản hạt để trồng sau này.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

  • Hạt Moringa Stenopetala khi tách khỏi vỏ quả lại có hình dạng giống hạt hạnh nhân và có màu da nhạt.. Giống này có đặc điểm mọc nhanh và khoẻ hơn mặc dù không phổ biến bằng loại trên.

HƯỚNG DẪN TRỒNG CHÙM NGÂY

Cây chùm ngây có thể được trồng bằng cách gieo hạt hoặc hom cành. Do chùm ngây dễ sống nên cách trồng chùm ngây nào cũng đều dễ thành công. Những điều kiện cần chuẩn bị như sau:

1. Vị trí trồng chùm ngây tại nhà

Cây chùm ngây có đặc điểm cần một nơi nhiều ánh nắng, độ ẩm, tình trạng đất thoát nước tốt, thoáng khí. Vì vậy để lựa chọn vị trí trồng phù hợp cho cây bạn cần cân nhắc xem có nên trồng gần những công trình xây dựng sẵn có hay không và vị trí trồng cần có nhiều ánh sáng tự nhiên.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

Rễ cây chùm ngây có đặc điểm là bộ rễ cái cắm thẳng xuống đất như rễ củ cà rốt. Nếu bạn trồng cây chùm ngây trong chậu thì bạn nên chọn chậu sâu nhất có thể.

2. Chuẩn bị đất trồng trùm ngây

Cây chùm ngây không ưa đất nặng như đất sét. Rễ cây chùm ngây đặc biệt không ưa nước nên cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường đất thông thoáng, thoát nước tốt. Vì vậy, người dân thường trộn thêm đá Perlite trong thành phần đất trồng.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

Để chuẩn bị đất trồng cho cây chùm ngây, bạn làm như sau: Chuẩn bị đất, cát với xơ dừa, rêu than bùn và đá Perlite và trộn đều chúng với nhau. Đá Perlite với đặc điểm nhẹ, xốp có khả năng thoát nước đồng thời giữ lại một lượng nước nhất định kích thích các rễ non của cây phát triển.

3. Cách trồng chùm ngây

Bạn có thể trồng cây chùm ngây đơn độc, thành hàng hoặc là làm hàng rào đều được. Cách trồng chùm ngây theo mỗi hình thức như sau:

Nếu trồng thành hàng rào:

  • Bạn gieo hạt cách nhau 30cm xuống đất.

  • Để cây phát triển thành bụi thì bạn nên ngắt bỏ một nửa số lá mới.

  • Khi cây cao tầm 60cm thì bạn tiến hành cắt bớt nửa chiều dài các cành, ngắt các lá mới mọc và những mầm có khả năng đầm chồi trên ngọn để hạn chế chiều cao của cây.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

Nếu bạn trồng thành hàng:

  • Bạn gieo hạt cách nhau 90cm, mỗi hàng cách nhau khoảng 1.8m để vừa dễ làm cỏ vừa dễ đi lại, vừa tạo khoảng không gian thông thoáng cho cây phát triển.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

Nếu trồng riêng 1 cây chùm ngây:

  • Bạn chừa đủ không gian để cành cây toả rộng.

  • Thỉnh thoảng bạn cắt ngọn để kích thích cây mọc thêm chồi non mới và cắt bớt nửa chiều dài các cành cây.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

4. Cách trồng chùm ngây từ hạt

Xử lý hạt

Để khả năng đâm chồi nhanh và hiệu quả thì bạn cần chế biến hạt trước khi trồng, cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn cần loại bỏ những hạt quá nhỏ cùng tạp vật trong nguồn hạt có sẵn.

  • Bước 2: Sau đó đem phơi khô dưới nắng nhẹ từ 2 – 3 ngày.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

  • Bước 3: Tiếp đến tách hạt ra khỏi vỏ rồi sàng lại để làm sạch hạt.

  • Bước 4: Sau khi chọn được những hạt ưng ý, bạn ngâm hạt trong nước ấm với công thức 2 sôi + 3 lạnh.

  • Bước 5: Ngâm sau 8h hãy vớt ra để ráo nước.

  • Bước 6: Khi hạt nứt nanh có hiện tượng lên mầm là bạn có thể đem trồng.

Hạt của chùm ngây không quá cứng, nên bạn vẫn có thể đem trồng trực tiếp cây vẫn có khả năng đâm chồi dù tỉ lệ không cao và không nhanh bằng phương pháp trên.

Gieo hạt chùm ngây

  • Bước 1: Bạn tiến hành gieo hạt xuống đất sâu từ 2 – 2.5cm

  • Bước 2: Sau đó lấp đất và nén nhẹ.

  • Bước 3: Tưới đẫm nước sau khi lấp đất.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

Dù trồng dưới đất hay trong chậu bạn cũng cần tưới đẫm nước mỗi ngày cho đến khi cây con khoảng 45cm. Sau thời gian trên thì có thể tưới mỗi tuần 1 lần là được. Lưu ý trong giai đoạn đầu cây còn yêu nên không chịu được ánh nắng quá gắt liên tục.

5. Cách trồng chùm ngây từ cành

  • Bước 1: Bạn chọn cành đường kính khoảng 5 – 6cm, cắt thành từng khúc dài 60 – 80cm. Đầu dưới bạn cắt chéo thành góc 45o để tăng diện tích tiếp xúc với đất.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

  • Bước 2: Sau đó cắm cành cây này vào đất sâu khoảng 22 – 23cm.

  • Bước 3: Tưới nước hàng ngày cho cành cây.

Sau khoảng 2 tuần cành lá sẽ mọc ra thành cây, cây con sẽ mọc lên từ gốc. Bạn có thể bổ sung thêm 1 số loại phân hữu cơ như phân trùn quế để tăng dinh dưỡng và phân neem để phòng ngừa sâu bệnh, ngăn tuyến trùng rễ.

Cách trồng chùm ngây từ cành có ưu điểm là cây mọc nhanh hơn, ra hoa nhanh hơn so với trồng bằng hạt. Đặc điểm của cây con lúc này cũng giống với cây mẹ nên việc chăm sóc sẽ đơn giản hơn.

CHĂM SÓC CHÙM NGÂY

Việc chăm sóc cây chùm ngây khá dễ dàng vì từ lâu cây đã có thể tự sinh sống như 1 loài cây dại. Cây tuy ưa sáng nhưng giai đoạn đầu còn yếu nên bạn có thể trồng xen cho đến khi cây lớn thì điều chỉnh ánh sáng.

Cách trồng chùm ngây đơn giản nhất baoangreen.vn

Thân chùm ngây khá mềm và dễ gãy do đó tại những vùng thường xuyên có gió mạnh hay bão thì bạn nên cắt bớt ngọn để hạn chế chiều cao của cây. Khi cây cao khoảng 60cm, bạn bắt đầu cắt ngọn và tỉa cành để thúc đẩy cây đâm chồi lại. Cây sẽ ra nhiều tán cây và dễ cho việc thu hoạch. Cành cây sau khi cắt tỉa có thể phủ ở gốc để ngăn cản cỏ dại.

Khi lá cây xuất hiện những đốm trắng, bạn cần tạm ngưng tưới nước vì đó là biểu hiện của sự dư nước dưới rễ. Sau đó bạn tìm cách thoát nước cũng như cải thiện đất sao cho thoát nước tốt hơn.

Với cách trồng chùm ngây như trên, sau 3 tháng trồng cây sẽ cho thu hoạch với số lượng ít. Sau 6 tháng trồng, khi cây cao khoảng 2m là lúc bạn có thể thu hoạch chính.

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CHÙM NGÂY

Các bộ phận của cây chùm ngây chứa giá trị dinh dưỡng rất cao và rất cần thiết cho sức khoẻ con người bao gồm cả lá, thân, rễ và hạt. Trong đó lá chùm ngây có giá trị nhất, vượt trội hơn hẳn so với quả và hoa. Trung bình, hàm lượng chất dinh dưỡng của chùm ngây có chứa:

  • Vitamin C cao hơn cam 7 lần

  • Vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần

  • Canxi gấp 4 lần sữa

  • Đạm nhiều gấp đôi sữa chua

  • Kali gấp 3 lần chuối

Cây chùm ngây chứa đến 90 hỗn hợp chất dinh dưỡng, trong đó bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin và chất chống oxy hoá có 46 loại. Những chất này có khả năng chống viêm nhiễm rất tốt, hoặc làm kháng sinh, kháng độc tố cho cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu và giảm lượng đường trong máu. Chùm ngây giúp quá trình điều trị u xơ, u tuyến tiền liệt, hạ huyết áp diễn ra tốt hơn. Không chỉ có vậy, chùm ngây còn giúp bảo vệ gan, hạ cholesterol và có chứa chất phòng chống ung thư, chặn đứng sự phát triển của khối u.

Với những hàm lượng chất dinh dưỡng cao như vậy, người dân thường dùng rau chùm ngây trong các bữa ăn để cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là với trẻ bị suy dinh dưỡng hay người hậu phẫu, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong thành phần chùm ngây có chứa alpha – sitosterol gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai, vì vậy phụ nữ có thai giai đoạn đầu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và mẹ và cũng đồng nghĩa với việc đó, nhiều nơi sử dụng rễ cây chùm ngây sắc với nước uống để ngừa thai khá hữu dụng.

Chế biến chùm ngây thì cực kỳ đơn giản. Lá cây chùm ngây gần giống rau ngót, nhưng chứa nhiều dinh dưỡng và sử dụng đa dạng hơn. Bạn có thể nấu canh, trộn salad ăn sống, xào, xay nhuyễn thành nước sinh tố... Và cũng có thể phơi khô để làm trà uống vẫn có tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Việc trồng chùm ngây tại nhà vừa đơn giản, vừa tiết kiệm lại có thể thường xuyên cung cấp những bữa ăn dinh dưỡng cho gia đình mình. Với những hướng dẫn cách trồng chùm ngây như trên, bạn sẽ dễ dàng trồng thành công loại cây cung cấp những bữa ăn dưỡng chất cho người thân trong gia đình.

Close
0936662211