Ứng dụng Nông nghiệp - Chăn nuôi

6 cách khắc phục nứt gót chân đơn giản

NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT GÓT CHÂN

Da khô thường gây nứt gót chân, khi trọng lượng và áp lực được áp cho miếng mỡ dưới gót chân, da mở rộng sang một bên. Nếu da thiếu độ ẩm, nó trở nên cứng, kém đàn hồi và dễ bị nứt nẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt gót chân của bạn

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Đứng trong thời gian dài, đặc biệt là trên sàn cứng
  • Béo phì
  • Giày hở đằng sau
  • Giày vừa khít bàn chân
  • Ma sát từ mặt sau của giầy
  • Cách đi bộ không đúng
  • Thời tiết khô, lạnh
  • Bệnh đái đường
  • Bệnh vảy nến
  • Eczêma chàm
  • Bàn chân bẹt
  • Bệnh nấm ở bàn chân
  • Bệnh nấm
  • Gai xương gót
  • Suy giáp
  • Hội chứng Sjögren
  • Bệnh á sừng

NGĂN NGỪA NỨT GÓT CHÂN

Các lưu ý sau đây có thể giúp tránh da khô ở bàn chân và nứt gót chân:

  • Tránh bồn và vòi hoa sen
  • Giới hạn thời trong bồn tắm và vòi hoa sen từ 5-10 phút để tránh mất độ ẩm nhiều hơn.
  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, không có mùi.
  • Nhẹ nhàng thấm da bằng khan khô.
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi khô.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho gót chân ngay sau khi rửa

Sau khi tắm bồn, vòi hoa sen hoặc ngâm chân, mọi người nên ngay lập tức bôi kem dưỡng ẩm lên bàn chân để giữ độ ẩm. Thuốc mỡ và kem có hiệu quả hơn so với kem dưỡng da và ít gây kích thích cho da

Học viện Da liễu hoa kỳ khuyên bạn nên bôi thuốc mở hoặc kem có chứa dầu hoặc hạt bơ mỡ cho da khô. Họ cũng gợi ý rằng thuốc mỡ và kem có chứa những thứ sau đây, có thể làm dịu da khô

  •  Lactic acid
  •  Urea
  •  Hyaluronic acid
  •  Glycerin
  •  Dimethicone
  •  Lanolin
  •  Petrolatum
  •  Mineral oil

Tránh xà phòng thô hoặc các sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm

Mặc dù điều quan trọng là giữ cho gót chân nứt nẻ sạch sẽ, khô ráo, và không bị nhiễm trùng, xà phòng thô có thể làm da khô hơn nữa. sử dụng sữa rửa mặt nhẹ giúp cho da gót chân giữ ẩm nhiều hơn

Ngoài ra còn có các sản phẩm làm mền có thể được sử dụng trong bồn tắm và vòi hoa sen thay vì xa phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh xa những sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm vì các tính chất hóa học mà chúng mang lại.

Mang giày hoặc boots có gót kín có thể giúp chữa lành và ngăn ngừa các viết nứt ở đằng sau của bàn chân. Giầy có gót kín với đệm giúp hỗ trợ cho các khu vực có vấn đề. Mọi người nên tránh những đôi giày hở gót, những đôi có đế mỏng và giầy không phù hợp.

Mang vớ độn, giầy có đế chống trượt, và chèn hoặc chỉnh hình được theo lời khuyên của chuyên gia sức khỏe bàn chân có thể bảo vệ các mô mền của bàn chân.

Mang vớ cotton với giầy cũng có thể làm giảm ma sát. Chúng có thể thấm mồ hôi và độ ẩm, cho phép da được thông thoáng giúp da không bị khô.

Gót chân nứt nẻ có thể điều trị nhanh chóng và dễ dàng tại nhà với chất dưỡng ẩm và các sản phẩm làm mỏng da như đá pumice (hay còn gọi là đá bọt biển). Để ngăn ngừa nứt gót chân, mọi người nên đảm bảo rằng bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày và hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi tình trạng trở nên xấu đi như nhiễm trùng, chảy máu,….

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC GÓT CHÂN BỊ NỨT NẺ

Sử dụng kem dưỡng cho vấn đề nứt gót chân

Bước 1: Sử dụng chất làm mềm da hoặc kem dưỡng ẩm cho da

Chất làm mềm thấm vào da và mau chóng có tác dụng làm giảm sự mất nước. Chúng làm đầy các lỗ hổng giữa lớp da, khiến da mềm mại, mịn màng, và linh hoạt. Khi sử dụng kem dưỡng ẩm, chất hút ẩm thấm vào lớp da bên ngoài, hút nước từ không khí, và duy trì độ ẩm. Chúng cũng giúp tăng khả năng giữ nước của da.

Trong điều kiện khô ráo, chất hút ẩm có thể hút độ ẩm từ lớp hạ bì thay vì từ khí quyển. Điều này có thể dẫn đến toàn bộ da bị mất nước nhiều hơn. Vậy nên, hãy kết hợp chất hút ẩm với chất khóa ẩm để lượng nước không bị mất đi một cách nhanh chóng.

Bước 2: Thoa nhiều kem dưỡng ẩm

Một khi chất làm mềm hoặc chất hút ẩm được hấp thụ, mọi người có thể bôi một lớp dày của kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ để giữ độ ẩm. Kem dưỡng ẩm bao phủ trên da một lớp màng mỏng để ngăn chặn hơi ẩm bốc hơi từ lớp da ngoài cùng. Đừng sợ mình đã bôi quá mức vì thời gian ban đêm rất dài và bạn thường có rất ít khả năng để thức dậy và bôi thêm một lớp dưỡng ẩm.

Một số gợi ý về các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng làm mềm da bạn có thể tham khảo:

  • Mỡ bôi trơn
  • Lanolin là một chất béo màu vàng thu được từ len cừu
  • Dầu khoáng
  • Silicones, chẳng hạn như Dimethicone Dimethicone “thường được gọi là polydimethylsiloxane hoặc PDMS. Nếu xét trên phương diện kỹ thuật, chất này được biết đến như polymer dựa trên tính chất của silicon cùng vô số đặc tính hỗ trợ cho các sản phẩm chăm sóc da phổ biến hiện nay.”

Trong đó, mỡ bôi trơn được xem như loại kem dưỡng ẩm có hiệu quả nhất, giúp giảm hơn 98% lương nước bị mất trên da. Chúng làm việc rất tốt để khóa độ ẩm nhưng có nhược điểm là dễ bị nhờn và dính.

Bước 3: Mang tất 100% cotton đi ngủ

Mang tất 100% cotton đi ngủ sau khi bôi mỡ bôi trơn vào gót chân có thể giúp:

  • Giữ độ ẩm bên trong
  • Cho phép da dưới gốt chân thở
  • Ngăn không cho ga trải giường bị ố

Việc này sẽ giúp phần da dưới gót chân sẽ mềm hơn sau khi thói quen này được lặp lại trong vòng vài ngày.

Bước 4: Sử dụng keratolytic cho lớp da dày

Nếu chân bạn bị tổn thương nặng, phần da dưới gót chân dày thì việc sử dụng keratolytic khá hiệu quả. Keratolytic cũng giống như các phương pháp điều trị khác, có thể làm mỏng lớp da bị chai cứng.

Hoạt động của Keratolytic là khiến cho lớp da bên ngoài được giãn ra và giúp loại bỏ các tế bào chết. Sau đó, các tinh chất sẽ xâm nhập sâu vào da, quá trình này cho phép da giữ độ ẩm nhiều hơn.

Ví dụ Keratolytics bao gồm

  •  Alpha hydroxy acids, such as lactic acid and glycolic acid
  •  Axit alpha hydroxyl
  •  Salicylic acid
  •  Urea

Các sản phẩm có chứa cả keratolytics và chất hút ẩm có thể hữu ích nhất, ví dụ như, đạm vừa là chất keratolytic vừa có tác dụng giữ ẩm và loại bỏ da khô, da nứt nẻ, và da dày. 

Bước 5. Nhẹ nhàng chà xát da dày bằng đá bọt biển

Lợi ích của đá Pumice trong trị nứt gót chân

Nhẹ nhàng chà một viên đá bọt, chính là đá Pumice vào gót chân. Một khi da đã được dưỡng ẩm thì việc này sẽ giúp giảm độ dày của da cứng và vết chai. Không nên sử dụng dao cạo và kéo để cạo lại vì chúng tương đối nguy hiểm. Lưu ý, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý thần kinh không nên sử dụng đã bọt thay vào đó là nên  tới bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp điều trị.

Bước 6: Sử dụng băng dính

Chất lỏng,gel, hoặc băng có thể được sử dụng để che phủ vùng da bị nứt trong trường hợp tạm thời. Chúng có thể cung cấp một lớp bảo vệ trên vết nứt, giúp giảm đau, ngăn bụi bẩn, vi trùng sâm nhập vào viết thương và giúp vết thương nhanh lành hơn.

Lời khuyên: Mọi người nên đi tới bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ da liễu nếu gót chân bị nứt nghiêm trọng, hoặc nếu tự điều trị không cải thiện gót chân bị nứt sau một tuần. 

TRỊ NỨT GÓT CHÂN VỚI ĐÁ PUMICE

Đá pumice hay đá bọt biển được cung cấp rất nhiều trên các quốc gia để phục vụ nhu cầu làm đẹp, cụ thể là làm mềm da và tẩy da chết. Việc tẩy da chết bằng đá pumice cực kỳ an toàn. Chúng thường sử dụng cho các bộ phận như: khuỷu tay, mặt, hoặc cổ, gót chân. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một tô nước lớn hoặc một thau nước ấm cùng với xà phòng.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Hãy tập hợp tất cả các nguyên liệu của bạn lại một chỗ. Chắc chắn rằng những viên đá bọt và nước của bạn đều sạch: Đá bọt pumice, một chiếc khăn mềm, kem dưỡng ẩm, vớ đeo chân,một chiếc bàn chải thật mềm

Bước 2: Làm mềm da

Ngâm làn da khô, da bị chai sạm của ban trong nước ấm từ 5 đến 10 phút. Việc này góp phần giúp phần da bị chai mềm hơn sau khi tiếp xúc với nước. Thêm xà phòng hoặc dầu vào nước ấm của bạn để tăng độ ẩm và tăng khả năng làm mềm. Nếu bạn sử dụng đá bọt trên khuỷu tay, đấu gối, hoặc mặt, hãy hoàn thành bước này trong bồn tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen.

Bước 3: Sử dụng đá bọt

Trong khi bạn làm ướt da, hãy ngâm đá bọt vào nước ấm. Không bao giờ sử dụng đá bot khô trên da của bạn. Một viên đá bọt ướt sẽ lướt qua da bạn một cách dễ dàng và sẽ giảm nguy cơ bị chấn thương.

Sau khi đã làm mềm da bằng nước ấm, hãy lau nhẹ nhàng phần da bị cứng cho đến khi không còn giọt nước nào bám trên bề mặt da. Nếu cảm thấy da vẫn quá sần sùi, bạn có thể ngâm thêm vài phút để da mềm thêm và làm khô.  

Tiếp theo là lấy đá bọt ra khỏi nước ấm và bắt đầu chà xát nhẹ nhàng trên bề mặt da. Nên chà mặt mài mòn của đá bọt lên bề mặt da của bạn theo chuyển động tròn với áp lực nhẹ, massage trong vòng 2 hoặc 3 phút.

Nếu làn da của bạn bắt đầu cảm thấy bị thương hoặc đau nhức hãy dừng lại ngay lập tức bời vì bạn đã sử dụng quá nhiều lựcĐối với đôi chân, phần gót chân hay 2 bên ngón chân là những vị trí dễ bị chai cứng nhất. Hãy tập trung làm mềm chúng.

Chà đá bọt nhẹ nhàng lên da cho tới khi bạn loại bỏ được các lớp da chết và để lộ lớp da mền mại hơn bên dưới. Sau hai đến ba phút chà xát nhẹ, rửa sạch da của bạn. Nếu bạn vẫn thấy các mạng da chết, hãy lặp lại quá trình này. Ngoài ra, rửa đá bọt mỗi lần để giữ cho bề mặt được sạch sẽ

Lưu ý: Bạn có thể lặp lại quá trình này hàng ngày hoặc vài lần một tuần để duy trì làn da mền mại, dẻo dai.

Bước 4: Thoa kem dưỡng ẩm

Sau khi massage xong bằng đá bọt, hãy thoa kem dưỡng ẩm hoặc dầu lên da để duy trì độ ẩm và giữ cho làn da được mềm mại. Để tăng khả năng giữ ẩm và tránh những cọ xát với đôi bàn chân, bạn hãy mang vớ trước khi đi ngủ. Điều này vừa giúp giữ ấm đôi bàn chân vừa bảo vệ chúng khỏi côn trùng hay những tác động ngoại lực.

Bước 5: Bảo quản đá Pumice (đá bọt)

Làm sạch đá bọt của bạn sau mỗi lần sử dụng. Dưới vòi nước, sử dụng bàn chải lông để cọ sạch da chết ra khỏi đá. Cho một lượng nhỏ xà phòng để đảm bảo nó sạch và không bị bụi bẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trên bề mặt gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Hãy để đá nơi khô ráo hoặc đem chúng phơi dưới nắng mặt trời để loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Cẩn thận hơn, bạn có thể làm sạch sâu bằng cách đun sôi đá bọt trong nước nóng khoảng 5 phút.Không dùng chung đá bọt với người khác. Trong trường hợp đá bọt không được vệ sinh sạch sau khi sử dụng sẽ dễ dẫn tới các bệnh viêm da và lây nhiễm. Mỗi người trong gia đình nên có một viên đá cho riêng mình. Đá của bạn sẽ mòn theo thời gian, trở nên quá mịn để duy trì hiệu quả. Nếu đá của bạn trở nên quá nhỏ, mịn hoăc mền, hãy thay thế nó

Một số mẹo sử dụng đá bọt trong chăm sóc da

Mặt và cổ của bạn là khu vực nhạy cảm. Nếu bạn sử dụng quá nhiều áp lực, bạn có thể gây ra viết đỏ và trầy xước. Để sử dụng đá bọt trên mặt và cổ của bạn, hay xem xét mua đá 2 mặt. Lặp lại các bước tương tự như trên. Chà đá theo hướng chuyển động tròn trong khoảng 15 giây. Nếu bạn thấy bất kỳ viết bỏng, hay ngừng sử dụng đá bọt ngay lập tức. Sau khi tẩy tế bào chết cho da, rửa sạch mặt và cổ của bạn với nước ấm nhẹ, bôi kem dưỡng ẩm, chỉ sự dụng đá bọt trên mặt của bạn mỗi lần một tuần.

BẠN CÓ THỂ MUA ĐÁ PUMICE Ở ĐÂU

Bạn có thể mua đá Perlite với các kích thước khác nhau và số lượng khác nhau tại Bảo An Group. Bảo An Group là nhà nhập khẩu Perlite hàng đầu tại Việt Nam, có nhiều nhà phân phối trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam. Chúng tôi có khả năng cung cấp số lượng lớn hàng trăm container mỗi tháng. Bên cạnh đó, với mức giá vô cùng cạnh tranh, hấp dẫn, Bảo An Group sẽ là lựa chọn tin cậy với các đối tác trong các ngành công nghiệp giặt là, làm đẹp, lọc nước, nông nghiệp và cảnh quan sân vườn. 

Close
0936662211